Viêm khớp là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị biểu hiện này
Nội dung bài viết
Viêm khớp là tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp xương, chẳng hạn như một hoặc cả hai đầu gối hoặc cổ tay, hoặc một phần của cột sống. Tùy thuộc vào loại viêm khớp, các triệu chứng chung có thể bao gồm: đau khớp, cứng khớp, sưng, đỏ, hạn chế vận động. Có khi viêm khớp còn kèm theo những dấu hiệu, triệu chứng như sốt, mệt mỏi, phát ban, giảm trọng lượng, khó thở, khô mắt và miệng, đổ mồ hôi đêm.
Các loại viêm khớp thường gặp
Có hàng trăm bệnh lý viêm khớp như viêm khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, gút, viêm khớp thiếu nhi, nhiễm trùng khớp do vi trùng sinh mủ, nhiễm trùng khớp do lao… Sau đây là 2 loại phổ biến nhất:

Viêm khớp thoái hoá: có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào, tuy nhiên thường gặp hơn ở những khớp lớn, chịu lực nhiều như khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân. Nguyên nhân: do lão hóa chiếm đa số, do lạm dụng sức chịu đựng khớp, do chấn thương, mập phì, tật bẩm sinh, bệnh thống phong, tiểu đường, các bệnh lý nội tiết… Triệu chứng thay đổi tuỳ từng bệnh nhân, thường thấy nhất là đau một ổ khớp hay nhiều khớp khi hoạt động quá mức và bớt khi nghỉ ngơi hay tập nhẹ nhàng. Cứng khớp hay giới hạn cử động khớp thường xảy ra vào buổi sáng, bớt khi tập luyện cử động nhẹ nhàng vài lần trong ngày.
Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn, do cơ thể tiết ra các chất tấn công bao khớp, xâm nhập và phá huỷ ổ khớp. Tuổi mắc bệnh thường là trung niên, và yếu tố di truyền có vai trò quan trọng. Triệu chứng thường có tính đối xứng, thường gặp ở bàn – ngón tay, các lóng tay, cổ tay, cổ chân, bàn – ngón chân. Sáng ra bệnh nhân có cảm giác cứng, khó cử động bàn – ngón tay hay ngón chân trong nhiều giờ, càng vận động càng bớt cứng. Bệnh nhân cũng thấy tê các đầu ngón tay và ngón chân, nhất là về đêm hay vừa ngủ dậy.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố sau đây sẽ gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, bao gồm:
Béo phì là một trong số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị .
Lịch sử gia đình: Một số loại viêm khớp có lịch sử gia đình, khả năng phát triển viêm khớp cao nếu cha mẹ hoặc anh chị em có các rối loạn.
Tuổi: Tuổi càng cao càng tăng nguy cơ viêm khớp thoái hóa, viêm khớp dạng thấp và bệnh gout.
Giới: Phụ nữ có nhiều khả năng hơn là nam giới phát triển viêm khớp dạng thấp, trong khi hầu hết các những người có bệnh gout là nam giới.

Thương tích: Những người đã bị thương vùng xương khớp, nhiều khả năng cuối cùng phát triển viêm khớp.
Bệnh béo phì: Trọng lượng vượt quá đặt áp lực vào các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Người béo phì có nguy cơ cao phát triển viêm khớp.
Điều trị viêm khớp như thế nào?
Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, gia tăng tầm độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tuỳ thuộc yêu cầu của từng bệnh nhân.
Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp:
+ Điều trị bảo tồn: nằm nghỉ, thuốc men ( thuốc giảm đau, chống viêm, ức chế miễn dịch, kem bôi chứa thành phần làm nóng, Corticosteroid… ), tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu hay hướng nghiệp trị liệu…
Cần kết hợp việc dùng thuốc và tập thể thao luyện nhẹ nhàng mỗi ngày.
+ Phẫu thuật: Nếu các biện pháp trên không tạo chuyển biến tích cực, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, chẳng hạn như: Loại bỏ màng hoạt dịch (synovectomy), thay thế khớp, hợp nhất khớp.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh cải thiện bệnh viêm khớp
Tùy từng loại viêm khớp khác nhau sẽ có những lưu ý đặc biệt riêng về chế độ ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên bệnh nhân cần nhớ rằng:
+ Béo quá khiến cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoá khớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránh tổn thương thêm.
+ Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị viêm khớp gấp hai lần người bình thường.
+ Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, đủ dinh dưỡng và vitamin, canxi cần thiết cho cơ thể. Không nên quá ngọt hay quá mặn. Bệnh nhân gout thậm chí còn phải kiêng nội tạng động vật, rượu và nước chấm.

+ Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể “sống chung” với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc “tập không đau”. Các bài tập tuỳ theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện.
+ Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe thay thế thuốc: Các sản phẩm từ tự nhiên đang được ưa chuộng vì giúp cải thiện sức khỏe xương khớp mà không gây tác dụng phụ như thuốc Tây.