Đau cổ vai gáy – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội dung bài viết
Đau cổ, vai gáy là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp trong xã hội. Hiểu nguyên nhân và phát hiện sớm triệu chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị đau mỏi cổ, vai gáy, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của đau cổ
Đau cổ thường xuất hiện cùng với những triệu chứng sau:
- Cổ cứng đơ hoặc bạn gặp khó khăn trong vận động cổ;
- Đau nhức, chủ yếu ở vùng cổ phía dưới;
- Đau toàn thân, mất sức hoặc đau nhức cơ;
- Cơn đau lan dọc theo dây thần kinh từ cổ đến vai và cánh tay;
- Ngứa ran, tê, trở nên yếu ớt;
- Nâng đồ vật khó khăn;
- Nhức đầu;
- Các rối loạn giấc ngủ. Điều này xảy ra khi các cơn đau cổ tiếp tục và kéo dài.

Nguyên nhân gây đau cổ
Đau cổ thường do căng cơ và bong gân. Bạn thường bị căng cơ khi sử dụng các cơ bắp hoặc gân quá mức. Tương tự như vậy, bạn sẽ bị bong gân khi dây chằng quá căng.
Căng cơ và bong gân ảnh hưởng tới bạn là do:
- Tư thế ngủ không đúng
- Chấn thương trong các hoạt động, đặc biệt là khi chơi thể thao. Di chuyển cổ một cách đột ngột khiến nó bị thương. Ngoài ra, bạn có thể bị va chạm hoặc té ngã
- Tư thế không đúng khi làm việc, đi lại, học tập và thậm chí giải trí như xem tivi hoặc đọc sách
- Cử động lặp đi lặp lại làm cho cơ, gân hoặc dây chằng ở cổ của bạn trở nên quá căng
- Giữ đầu ở tư thế không phù hợp
- Chấn thương cột sống. Bạn sẽ bị chấn thương cột sống nếu có một lực lớn đẩy đầu và cổ của bạn về phía trước rồi ngay lập tức giật lùi lại. Tai nạn xe hơi thường dẫn đến chấn thương này
- Các vấn đề ở cột sống cổ
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân đau vai gáy phổ biến nhất là do các bệnh xương khớp vùng cổ, vai, gáy. Tuy nhiên, nhiều người cũng có thể bị đau vai gáy chỉ vì những nguyên nhân cơ học thông thường
- Bệnh lý cột sống cổ: thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ… là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy phổ biến nhất.
- Bệnh lý dây thần kinh: rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
- Bệnh lý khớp vai: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai…
- Bệnh loãng xương: loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
- Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai.
- Hoạt động sai tư thế: ngồi quá lâu một tư thế, nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. dẫn tới đau vai gáy do một số cơ bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức gây đau đớn cho người bệnh.
- Mang vác nặng: thường xuyên bưng bê, mang vác quá sức hoặc sai tư thế là nguyên nhân đau vai gáy cơ học hàng đầu.
- Hút thuốc lá: khói thuốc lá làm giảm đi lượng oxy đi nuôi cơ bắp và da, khiến cơ xương hoạt động không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa, đau vai gáy.
- Stress kéo dài: khi bị căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại gây hiện tượng co cứng cơ, đau đớn một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: đau vai gáy còn do cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.

Triệu chứng của đau vai gáy
Các cơn đau mỏi vai gáy thường gặp sẽ có những đặc điểm sau:
- Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
- Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ.
- Cơn đau gáy có thể lan rộng đến bả vai, cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
- Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
Làm thế nào để điều trị các chứng đau vai gáy và cổ?
Chữa đau vai gáy bằng Tây Y
– Nhóm thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường hay được các bác sĩ chỉ định như: paracetamol, acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol.
– Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: Trong nhóm thuốc kháng viêm thường dùng một số loại đặc trưng như: diclofenac, piroxicam, meloxicam celecoxib, etoricoxib….
– Nhóm thuốc giãn cơ: Đối với những cơn đau cơ cấp hay tình trạng co cứng cơ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giãn cơ để giảm đau nhanh chóng như thuốc Myonal, mydocalm, diazepam.
– Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: gabapentin, pregabalin…
– Nhóm thuốc chống trầm cảm: phổ biến trong nhóm này chính là dùng thuốc amitriptylin…đối với trường hợp đau thần kinh mạn tính hoặc có rối loạn giấc ngủ.
Điều trị đau vai gáy bằng Đông Y
Bài thuốc nam
Bài thuốc 1: 50 hạt gấc chín rửa sạch, để ráo nước, nướng xém vỏ, để nguội rồi đập dập vứt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài. Giã nát phần nhân bên trong rồi cho vào lọ thủy tinh, đổ 1,5 lít rượu trắng vào lọ, đậy nắp kín, sau đó bỏ ra xoa bóp.
Bài thuốc 2: Người bệnh đau vai gáy lấy một nắm lá ngải cứu mang rửa sạch và 1 nắm muối trắng đem sao vàng lên, cho tất cả vào 1 túi vải sạch. Chườm lên vùng bị đau 15 phút.
Bài thuốc 3: Lấy 1 quả cam, cắt phần đầu quả cam bỏ đi. Cho một ít phèn chua, 1 củ hành khô vào phần ruột quả cam. Sau đó, đặt lên bếp để nướng dưới lửa nhỏ. Sau 15 phút, cắt quả cam ra lát mỏng rồi đắp vào vùng bị đau.
Vật lý trị liệu
Châm cứu: Chữa đau vai gáy bằng châm cứu giúp cơ thể giải phóng hoocmon endorphin – loại hoocmon được coi như thuốc giảm đau tự nhiên an toàn và hiệu quả.
Xoa bóp bấm huyệt: Có tác dụng giảm tắc nghẽn tại huyệt vị, lưu thông mạch máu giúp người bệnh đau vai gáy cử động linh hoạt.
Giác hơi: Giúp đả thông kinh mạch, hoạt huyết, phục hồi tổn thương đối với bệnh nhân do bệnh lý.
Bài tập hỗ trợ điều trị đau vai gáy
Tư thế con mèo: Hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn. Cánh tay và đùi tạo song song và vuông góc với mặt sàn. Cong lưng, hóp bụng, cằm ghì vào xương ức, giúp giãn tối đa các đốt sống cổ.
Tư thế gập người: Hai tay vươn cao, ngón tay giữa đẩy căng lên trên để hướng thẳng cột sống. Người bị đau vai gáy gập người về phía trước, lưng giữ thẳng.
Tư thế xỏ kim: Bắt đầu tại tư thế con mèo, rồi chậm rãi hạ cánh tay, bả vai chạm đất, hướng về phía ngược lại. Hạ vai và cánh tay xuống, dùng sức nặng thân trên để ấn vai và cánh tay cho khu vực vai, cổ được kéo căng.