Ngũ Gia Bì Vị Thuốc Quý chữa bệnh đau xương khớp hiệu quả
Nội dung bài viết
Ngũ gia bì vị thuốc quý giúp phòng ngừa phong thấp, giúp mạnh gân xương, chữa trị đau nhức xương khớp, giảm đau, kháng viêm, chống suy nhược thần kinh.
Đau khớp là một bệnh hay là triệu chứng điển hình cảu quá trình viêm khớp, bệnh thoái hóa khớp gây ra. Bệnh gây ra các cơn đau ở khớp tay, khớp gối, khớp vai ảnh hưởng tới sinh hoạt, khó khăn trong vận động. Đau khớp thường dễ tái phát nên việc điều trị cần mất nhiều thời gian. Thông thường, trong dân gian sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để chữa bệnh mang lại hiệu quả cao và an toàn. Trong đó, dùng cây ngũ gia bì có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu ứ rất tốt, phòng ngừa phong thấp, giúp mạnh gân xương, , chống suy nhược thần kinh được áp dụng phổ biến để chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả.
Công dụng chữa bệnh đau khớp của cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì là một cây quen thuộc thường được trồng để làm cảnh. Cây có 2 loại là ngũ gia bì chân chim và Ngũ Gia Bì nhiều gai. Trong dân gian thường đặt cây ngũ gia bì trước nhà để làm cảnh và chống muỗi. Bên cạnh đó còn dùng loại cây này như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, nhất là bệnh đau khớp, nhức xương khớp, đau bụng,… Đông Y sử dụng cây Ngũ Gia Bì chân chim chữa bệnh đau khớp vì cây có chứa giá trị dược liệu cao.
Tên khoa học: Scheffelera Octophylla
Họ khoa học: Ngũ gia bì (Araliaceae)
Tên gọi khác: Ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng

Mô tả dược liệu:
Ngũ gia bì có độ cao từ 2 – 8 m. Có những cây lớn, to hơn có thể cao đến 10, 15m. Thân cây có màu xám, cành nhỏ có lỗ bì. Lá cây hình chân vịt, mọc so le, có khoảng 6 – 8 lá chét hình trứng. Phiến lá chét hình thuôn dài hoặc bầu dục, mỏng, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng ngả vàng, tạo thành chùm ở đầu cành.
Phân bổ:
Ngũ gia bì vị thuốc phòng ngừa phong thấp thường mọc hoang ở ven rừng, chân núi và sườn đồi. Ở nước ta, Ngũ gia bì được tìm thấy trên các vùng núi cao nguyên tại một số tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Cạn, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây. Ở trong Nam, Ngũ gia bì có thể tìm thấy xung quanh khu vực Lâm Đồng (Đà Lạt).
Bộ phận dùng làm thuốc của Ngũ gia bì chân chim gồm có vỏ thân cây, vỏ rễ, rễ nhỏ và lá cây. Các bộ phận này có thể được thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa hè.
Tính vị và tác dụng của cây Ngũ gia bì:
Theo y học cổ truyền, cây ngũ gia bì có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ rất thích hợp để chữa bệnh đau khớp. Các nghiên cứu y học hiện đại nhận định rằng trong thành phần của loại cây này có chứa nhiều lượng tinh dầu, Saponin, tanin,… có tác dụng chữa bệnh đau khớp. Tất cả các bộ phận của cây như vỏ thân, rễ và lá đều được dùng để chữa bệnh.
Ngoài ra, theo như Trung Dược Học, có công dụng gần giống với nhân sâm, Ngũ gia bì giúp an thần, chống mệt mỏi, ngăn ngừa suy nhược thần kinh và thiếu hụt năng lượng. Ngũ gia bì cũng chống lão hóa, tăng sức đề kháng, tăng cường thể lực và trí nhớ. Bên cạnh đó, cây thuốc này còn có công dụng giãn mạch, gia tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ sốt, giảm ho, long đờm, giảm các cơn hen suyễn, kháng viêm, chữa đau nhức hiệu quả và đồng thời hỗ trợ phòng chống ung thư.
Cây ngũ gia bì có tác dụng hỗ trợ trẻ em có cơ bắp yếu, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, giảm đau, kháng viêm, hạ sốt…cây ngũ gia bì cũng được y học hiện đại cho rằng có tác dụng điều trị một số bệnh nội khoa. Ngoài công dụng để chữa bệnh đau khớp và các chứng bệnh liên quan đến xương thì cây ngũ gia bì còn có tác dụng điều trị các bệnh mãn tính ở người cao tuổi, bồi dưỡng sức khỏe, tăng sức đề kháng, trị đau nhức khớp ở phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đồng thời cây ngũ gia bì có tác dụng tốt với bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan và hạ đường huyết.

Các bài thuốc từ Ngũ gia bì giúp hệ xương khớp khỏe mạnh:
Bài thuốc 1: Bài thuốc chữa bệnh đau khớp từ cây ngũ gia bì
Nguyên liệu: vỏ thân cây ngũ gia bì và rượu
Cách làm: vỏ thân cây ngũ gia bì đem cạo sạch lớp bên ngoài bỏ, sau đó rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó bạn đem vỏ này sao vàng lên và xay thành bột mịn. Lấy bột này đem ngâm với rượu, tỉ lệ cứ 1 lít rượu gạo ( loại 45 độ) thì cho 100g bột ngũ gia bì. Rượu ngâm trong khoảng 10 ngày thì có thể dùng được.
Cách dùng: sử dụng rượu thuốc 10 ngày sau khi ngâm, trước khi dùng nên lắc đều bình, lấy một lượng nhỏ khoảng 1 ly uống trước mỗi bữa tối.
Rượu thuốc có tác dụng làm giảm đau xương khớp, chữa chứng bệnh phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp,… rất tốt.
Lưu ý: khi dùng rượu thuốc chữa bệnh đau khớp cần tránh áp dụng cho một số trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sau:
Người có triệu chứng âm hư hỏa vượng
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Bệnh nhân huyết áp thấp
Bài thuốc 2: Trị bệnh chân tay sưng đau
Nguyên liệu: Ngũ gia bì, Hạt cau, Lõi thông, Hương phụ, Tử tô, Chỉ xác, Ké đầu ngựa, mỗi vị 8 – 16.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu trên vào bếp nấu sôi, sắc lấy nước uống, uống 3 lần/ngày cho đến khi hết bệnh thì dừng lại.
Bài thuốc 3: Trị thấp khớp
Ngũ gia bì, Mộc qua, Tùng tiết đều 120g. Tán bột, mỗi lần uống 3~4g, ngày 2 lần
Bài thuốc 3: Trị gãy xương, sau khi phục hồi vị trí
Ngũ gia bì, Địa cốt bì đều 40g, tán nhuyễn, Gà 1 con nhỏ, lấy thịt, nghiền nát, trộn đều với thuốc, đắp bên ngoài, bó nẹp cố định, sau một tuần, bỏ nẹp đi