Khốn khổ vì đau vai gáy: Nguyên nhân và cách điều trị
Nội dung bài viết
Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện ở người trong độ tuổi trưởng thành, và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là nhóm đối tượng trong văn phòng, thường hay ngồi lâu 1 chỗ và lười vận động.
Bệnh đau vai gáy là gì?
Đau vai gáy một dạng rối loạn thần kinh cơ, do sự co cứng cục bộ, đột ngột bởi rối loạn chức năng thần kinh hoặc do tổn thương xương, khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện ở người trong độ tuổi trưởng thành, và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là nhóm đối tượng trong văn phòng, thường hay ngồi lâu 1 chỗ và lười vận động.

Triệu chứng đau vai gáy
Cơn đau mỏi thường xuất hiện sau khi bạn ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng. Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ và có thể lan rộng đến bả vai, cánh tay một hoặc hai bên khiến vai và tay bị tê mỏi, nặng nề, khó hoạt động.
Và tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
Nguyên nhân chính gây ra đau vai gáy
Nguyên nhân do cơ học:
Do nằm ngồi sai tư thế như: ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp
Do thói quen phản khoa học: Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy rối loạn hệ mạch, thần kinh.
Do làm việc quá sức khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.

Nguyên nhân do rối loại chức năng thần kinh:
– Do các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này, đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
Nguyên nhân do các bệnh lý về xương khớp:
– Đau vai gáy cũng có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai… Nếu không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.
Bí quyết chữa đau vai gáy cực kỳ đơn giản
Học mẹo chữa trị đau vai gáy của người Nhật
Khi bị đau mỏi vai gáy, người Nhật thường làm theo cách sau: Nằm thẳng trên giường, dùng một chiếc khăn tắm nhỏ cuộn tròn lại và đặt ở phía dưới bà vai bị đau, tay bên không đau đặt trên vai bên đau, tay đau đặt vuông góc so với cánh tay, hướng bàn tay lên trên đầu, giữ bàn tay trên không và không chạm xuống giường. Giữ tư thế này trong vòng 10 giây. Thực hiện bài tập này đều đặn mỗi ngày.

Cách chườm nóng, chườm lạnh giảm đau vai gáy tức thì
Chườm nóng hay chườm lạnh là cách hiệu quả nhất để giảm đau khi gặp phải các chấn thương, đây là cách phổ biến nhất.
Chườm nóng: Phương pháp này ap dụng cho các trường hợp chấn thương xảy ra ngoài 48h, với mục đích làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông đến các vùng tổn thương, mô hỏng.
Bên cạnh việc chườm hơi nóng, bệnh nhân có thể đến các phòng tắm hơi, tắm nước nóng thỉnh thoảng để làm cho khí huyết lưu thông tới các khớp, giúp các khớp thư giãn và làm giảm các cơn đau.

Chườm lạnh: Dùng túi chườm đá chứa khoảng 0,5kg. Đổ thêm nước vào và đóng túi cho chặt khí và chườm lên khớp đau. Quấn quanh túi chườm một lớp khăn hay vải mỏng để tránh bị sốc nhiệt.
Lưu ý: Mẹo chữa đau mỏi vai gáy này giúp người bệnh tránh được các cơn đau bất ngờ khi đang ở nơi làm việc hay chơi thể thao. Tuy nhiên mọi người cũng cần lưu ý tránh vận động hay làm việc quá sức để các cơn đau xảy ra.
Châm cứu, bấm huyệt
Bạn có thể nhờ người thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: Thoa dầu lên vùng da ở cổ vai gáy.
– Bước 2: Dùng tay xoa, day và lăn theo đường tròn từ cổ gáy đến hai bên vai đau
– Bước 3: Lăn đến 3 huyệt gồm huyệt kiên tính, đại trùy và phong trì
– Bước 4: Dùng các ngón tay ôm toàn bộ vùng cơ ở cổ, vai, gáy vừa bóp vừa kéo thịt
Với mỗi động tác như vậy thực hiện từ 3 – 5 lần.
Như vậy, với 3 cách trên, chữa đau vai gáy nếu được áp dụng đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả đáng kể giúp giảm các cơn đau nhanh chóng. Người bệnh cũng nên chú ý tới cách vận động hằng ngày để hạn chế các cơn đau xảy ra đột ngột.