Địa Liền Vị Thuốc Quý Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp, Phong Tê Thấp
Địa liền được coi là cây thuốc nam được dùng nhiều trong các bài thuốc trong bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ thời cổ xưa có tác dụng trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí, chủ trị phong tê thấp, tê bì, đau nhức xương khớp.
Thông tin chung về Địa Liền
Địa liền hay còn gọi là Thiền liền, Sơn nại, Tam nại, Sa khương… thuộc họ gừng, có tên khoa học là Kaempferia galanga. Cây có tên Địa liền vì là mọc sát mặt đất.
Cây Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, dạng thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, có dạng hình
trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, dạng hình trứng, cuối lá hẹp lại thành một cuống dài độ 1-2cm, mặt
trên của lá có xanh lục và nhẵn, mặt dưới của lá có lông mịn.
Cây địa liền có cụm hoa mọc ở giữa, không có cuống hoa, gồm 8 đến 10 hoa, hoa có dạng màu trắng với
những điểm tím ở giữa. Cây địa liền quanh năm xanh tốt. Mùa hoa của cây vào tháng 8 tháng 9.

Cây mọc hoang tại các cánh rừng nước ta, vùng núi thấp và trung du Địa liền vị thuốc quý cũng thường được trồng lấy củ thơm làm gia vị và làm thuốc tại nhà
Thu hái: Thu hái Địa liền vào mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 hàng năm, đào củ về, rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm
Trong Địa liền có tinh dầu bao gồm các hợp chất methoxy ethylcinnamat, canphen, borneol, p methoxystyren. Củ Địa liền có vị cay, tính ôn, ấm vào hai kinh tỳ và vị có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết củ Địa liền có tính hạ đờm, lợi trung tiện.
Một số bài thuốc từ Địa liền
Ngâm Địa liền với rượu: dùng để xoa bóp giúp giảm nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết lưu thông
Cách ngâm rượu địa liền: Địa liền thu hái, rửa sạch, để ráo nước sau đó phơi khô, có thể phơi trực tiếp dưới nắng 4-5 tiếng. Đem Địa liền khô vào bình ngâm theo tỉ lệ 1:1 (1 lạng địa liền khô + 1 lít rượu trắng 40 độ). Đậy kín ngâm khoảng 20 ngày là có thể dùng được
Trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, tiêu hóa kém : Thân rễ Địa liền 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tán bột làm viên uống. Hoặc có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc ngày dùng 2-4g
Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém: Địa liền 4-8g, sắc hay tán bột uống. Hoặc dùng: Địa liền, Đinh hương, Đương quy, Cam thảo lượng bằng
nhau, tán bột trộn hồ làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên với rượu.
Chữa ho gà: Địa Liền: 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml
Chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh: Địa liền 2g, quế chi 1g Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột
Đau nhức toàn thân do cảm lạnh: Dùng địa liền 4g, rễ cỏ xước 12g, cốt khí củ 12g, lá ngải cứu 10g, săc nước uống
Lưu ý: Loại cây này mọc hoang rất nhiều nơi trên khắp cả nước. Hiện nay, nhiều đơn vị đang tiến hành thu hái,
chế biến và cung cấp vị thuốc này ở dạng củ khô. Tuy vậy, không phải đơn vị nào cũng cung cấp cây địa
liền chất lượng. Trước tình trạng thuốc Đông y ngày càng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường, việc lựa chọn được một địa điểm mua thuốc Đông y tốt ngày càng được quan tâm