Đau thần kinh tọa: Tất tần tật những điều cần biết
Nội dung bài viết
Đau thần kinh tọa có thể phát sinh nhiều biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng vận động thân dưới của người bệnh, nghiêm trọng còn gây teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt chi.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân, nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.
Đau dây thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, với các biểu hiện như: đau tại cột sống thắt lưng, lan tới hông, mông và xuống hai chân, tùy từng vị trí tổn thương mà hướng lan sẽ khác nhau.
Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi từ 30 đến 60, nam gặp nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường do 3 tác nhân chính: phong tà, thấp tà và hàn tà gây ra. Đó là khi cơ thể gặp vấn đề, khí huyết ngưng trệ, mạch máu bị tắt nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây ra các cơn đau nhức vùng lưng và thắt lưng.
Theo y học hiện đại, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng, chèn ép lên dây thần kinh tọa. Cụ thể, 6 tác nhân sau có thể gây ra đau thần kinh tọa như sau:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân hàng đầu, khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng gặp tổn thương hay lão hóa, nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài bao xơ, chèn ép dây thần kinh tọa và gây ra những cơn đau nhức.
- Hẹp cột sống: Thường gặp ở những người 60 tuổi trở lên. Cột sống thoái hóa, lâu ngày sẽ làm hẹp ống tủy sống, điều này tạo áp lực lên vùng hông, đặc biệt là hệ thần kinh hông và dây thần kinh tọa.
- Khối u cột sống: Khi cột sống hay các dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường sẽ tạo áp lực và gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh tọa gây ra tình trạng đau nhức.
- Chấn thương cột sống: Do tai nạn, té ngã, va đập mạnh có thể khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây thoát vị đĩa đệm,… tác động lên dây thần kinh tọa.
- Hội chứng đau cơ tháp chậu hông: Triệu chứng này hiếm gặp hơn nhưng không phải không có. Cơ tháp chậu hông nằm ở phần cột sống thắt lưng, nối với xương đùi, có vai trò cố định khớp háng và chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ chèn ép dây thần kinh tọa.
- Một số nguyên nhân khác: Áp lực khi mang thai, biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, táo bón, tim mạch, cảm cúm, sốt rét,… đều có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức dây thần kinh tọa.

Một số triệu chứng thường gặp
Trên thực tế, biểu hiện đau thần kinh tọa có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:
– Cảm nhận cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng, lan sang hông, di chuyển xuống đùi, đầu gối và đến tận gót chân. Một số trường hợp, cơn đau có thể hình thành từ phần chân và chạy ngược lên thắt lưng.
– Đau tăng khi người bệnh vận động mạnh, ho, hắc hơi hay thay đổi tư thế đi đứng, tình trạng này có thể giảm đáng kể nếu nghỉ ngơi hợp lý.
– Thường bị đau nhiều vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc lúc chiều tối.
– Đau nhức xuất hiện đột ngột, theo thời gian mức độ sẽ tăng dần.
– Triệu chứng kèm theo: dị cảm (tê nóng, đau rát bỏng như dao đâm, hoặc cảm giác kiến bò bên bị bệnh.)
Mức độ nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa
Đau đau thần kinh tọa nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn: Cơn đau tăng dần, khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi. Tình trạng tiến triển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm như làm tê bì, mất cảm hoạt động của chân. Bên cạch đó, các cơ dọc đường đi của dây thần kinh tọa có khả năng bị teo, vẹo cột sống, thậm chí là tàn phế. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ tròn gây ra đại tiểu tiện mất tự chủ.
Điều trị đau thần kinh tọa như thế nào?
Điều trị đau thần kinh tọa bằng Tây y
Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thần kinh tọa chủ yếu là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng, kết hợp với chườm nóng lạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc Tây y này có thể gây nhiều tác dụng phụ đến cơ thể.

Phẫu thuật: Một số bệnh nhân có các triệu chứng nặng như đau quá mức, bàn chân teo, liệt vận động,… thì phải phẫu thuật sớm.
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp.
Điều trị đau dây thần kinh tọa theo Đông y
Bên cạnh sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cũng được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh có kết hợp các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm của Đông y để phối hợp điều trị mang đến hiệu quả cao.
Theo đó, hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa bằng Đông y là cách an toàn được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn vì an toàn, lành tính, thành phần từ thảo dược thiên nhiên, không tác dụng phụ, hỗ trợ điều trị sâu đã giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng của bệnh.