Bệnh xương khớp nên ăn gì để tốt nhất cho cơ thể? Giảm đau nhức, dễ vận động
Dinh dưỡng có ảnh hưởng khá nhiều tới những người mắc bệnh xương khớp. Bệnh xương khớp nên ăn gì hay kiêng ăn gì cũng là vấn đề rất đáng chú ý.

Bệnh xương khớp nên ăn gì
Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: Đậu nành, phô mai và sữa không béo, cá hồi, hạnh nhân, mướp tây, cải xoăn, hạt mè, rong biển, hạt điều, đậu hũ, đậu trắng, trứng. (Có thể bổ sung thêm vitamin D bằng cách tắm nắng trước 8h sáng và sau 5h chiều)
Táo: Giúp xoa dịu những chứng sưng viêm với bệnh nhân xương khớp.
Các loại rau xanh đậm: rau bina, bắp cải, cải xanh.
Một số loại ngũ cốc: lúa mỳ, lúa mạch đen, gạo lứt.
Bạc hà, mùi tây, húng tây, húng quế, đinh hương.
Các loại thực phẩm cung cấp nhiều magie: mơ, chuối.
Các loại hoa quả cung cấp vitamin C.
Dầu hạt cần là thực phẩm có thể kết hợp chế biến các món ăn. Có tác dụng giảm đau, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho sụn.
Vỏ tôm, cua cung cấp chất glosamin, chất này giúp làm chậm sự thoái hóa, có lợi cho mọi trường hợp bệnh xương khớp.

=> Tìm hiểu thêm: Những kiến thức cần biết về bệnh thoái hóa khớp cho người bệnh nên biết
Bệnh xương khớp kiêng ăn những gì
Nội tạng động vật: Trong nội tạng cung cấp rất nhiều đạm, chất béo và cholesterol. Chất béo hay cholesterol trong trường hợp này không phải loại tốt cho cơ thể. Người phương Tây không bao giờ sử dụng lại nội tạng sau khi giết mổ, vì chúng được chứng minh là không tốt cho cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều photpho sẽ khiến canxi bị mất đi: Muối, đường, bia rượu, đồ ngọt, nước uống có ga.
Thịt đỏ cũng là dạng thực phẩm không nên áp dụng cho chế độ ăn của người bệnh xương khớp. Với những loại thịt cá ngừ, cá hồi, cá thu giàu vitamin và omega 3, 6, người bệnh vẫn có thể bổ sung một lượng vừa đủ mỗi ngày (khoảng 70g).
Các loại thực phẩm giàu chất béo: Dầu và bơ thực vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán xào nhiều dầu mỡ.
Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Ngô, sản phẩm chế biến của bơ sữa, các loại quả thuộc họ cam.
Các loại quả giàu axit oxalic như mận, việt quất.